Giải pháp Cáp Dự Ứng Lực chính thức của IBST/S

Công nghệ bê tông dự ứng lực – bước đột phá trong lĩnh vực xây dựng

Áp dụng công nghệ mới trong xây dựng giúp tiệt kiệm thời gian, giảm giá thành công trình, tăng độ bền vững cho tòa nhà luôn là bài toán cho các chủ đầu tư và một trong những lựa chọn được nhắc đến nhiều nhất hiện nay là công nghệ bê tông dự ứng lực.

Công nghệ bê tông dự ứng lực – bước đột phá trong lĩnh vực xây dựng

Kết cấu bê tông cốt thép ứng suất trước, còn gọi là kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước, hay bê tông tiền áp, hoặc bê tông dự ứng lực là kết cấu bê tông cốt thép sử dụng sự kết hợp ứng lực căng rất cao của cốt thép ứng suất trước và sức chịu nén của bê tông để tạo nên trong kết cấu những biến dạng ngược với khi chịu tải, ở ngay trước khi chịu tải.

Nhờ đó những kết cấu bê tông này có khả năng chịu tải trọng lớn hơn kết cấu bê tông thông thường, hoặc vượt được những nhịp hay khẩu độ lớn hơn kết cấu bê tông cốt thép thông thường.

Theo nhiều chuyên gia xây dựng, ứng dụng của công nghệ bê tông dự ứng lực trong xây dựng dân dụng và công nghiệp là lựa chọn thích hợp cho những đô thị hiện đại trên thế giới.

Chuyên gia Amold Van Acker (Bỉ) cho biết về công nghệ bê tông dự ứng lực:

Bê tông dự ứng lực được dùng phổ biến từ lâu ở châu Âu. Sử dụng bê tông dự ứng lực tiết kiệm và giảm giá thành công trình, mang lại chất lượng cao cho công trình xây dựng.

Thêm vào đó là yếu tố rút ngắn thời gian, đẩy nhanh tốc độ thi công và đảm bảo tính mỹ thuật, kỹ thuật, chất lượng của công trình. Đây là giải pháp tối ưu trong cuộc cách mạng xây dựng.

Ở Việt Nam, công nghệ bê tông dự ứng lực đã được ứng dụng hiệu quả cho nhiều dự án nhà ở thương mại, dự án nhà máy công nghiệp. Theo IBST Cáp dự ứng lực là một trong những đơn vị đi đầu trong công nghệ mới này và sở hữu nhà máy Bê tông đúc sẵn đầu tiên của Việt Nam với dây chuyền công nghệ tiên tiến nhất của Đức.

Công nghệ bê tông dự ứng lực mới mang lại những ưu điểm như sau:

–      Do có lỗ rỗng nên nhẹ, kết hơp với thép ứng lực trước cường độ cao vượt được nhịp và tải trọng lớn.

–      Chịu tải trọng khi xảy ra động đất tốt hơn so với sàn bê tông đổ tại chỗ do liên kết của hệ sàn rỗng với dầm là kiên kết khớp.

–      Việc sử dụng công nghệ sàn rỗng dự ứng lực sẽ loại bỏ được hoàn toàn hệ dầm phụ vẫn thường thấy nếu sử dụng phương pháp đổ tại chỗ. Do đó dẫn đến việc sử dụng hệ tường ngăn được linh hoạt,

không quan trọng là tường chịu lực (220 mm, 330 mm) hay tường ngăn nhẹ thông thường.

–      Thời gian thi công nhanh, thi công trong mọi thời tiết nắng mưa, công nghệ lắp dựng  dễ dàng do đó chỉ cần ít nhân công dẫn đến tiết kiệm chi phí nhân sự

–      Do được thiết kế trong nhà máy nên bề mặt của tấm sàn được tạo độ nhẵn, do đó sau khi lắp dựng không cần thêm lớp vữa chát trần, do đó tiết kiệm nguyên vật liệu, có thể sử dụng được luôn.

–      Việc chế tạo các mối liên kết giữa các tấm panel với nhau diễn ra khá đơn giản, do các mối nối hình chữ T, L đã được tạo khuôn sẵn trong nhà máy. Do đó giúp các tấm Panel mặc dù là được lắp đặt riêng rẽ vẫn có khả năng chịu lực như một tấm sàn bê tông đổ toàn khối.

–      Quá trình sản xuất chế tạo tấm sàng rỗng ứng lực trước cũng như công nghệ bê tông đúc sẵn của nhà máy IBST Cáp dự ứng lực là công nghệ tiết kiệm được nguyên vật liệu như xi măng do sản xuất khép kín trong nhà máy.

Đại diện IBST Cáp dự ứng lực cho biết các yếu tố trên dẫn đến việc tiết kiệm chi phí xây dựng, giúp hạ giá thành căn hộ nên người mua sẽ được hưởng lợi đầu tiên từ công nghệ này.

Với hơn 30 năm kinh nghiệm, IBST Cáp dự ứng lực đã cung cấp nguyên liệu cho nhiều dự án lớn, trong đó các sản phẩm đều được sản xuất theo chuẩn quốc tế, điều khiển tự động bằng máy móc hiện đại. Độ bền, tính ổn định của sản phẩm được đảm bảo do quản lý chất lượng chặt chẽ, kỹ thuật cao.

Cáp dự ứng lực
công nghệ giải pháp sàn cáp dự ứng lực

công nghệ xây dựng cáp dự ứng lực

Giỏ hàng
Gọi ngay