Sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại vật liệu trên chính là việc sử dụng vật liệu cường độ cao trong bê tông ứng lực trước với bê tông cốt thép thường
Sự xuất hiện của bê tông ULT với tính hơp lý, kinh tế cũng như khả năng thích ứng cho các công trình đặc biệt, không có nghĩa là sự phủ nhận của BTCT.
Vì mỗi loại vật liệu có những ưu, khuyết điểm và pham vi áp dụng riêng của nó, với sự thể hiện trong ba khía cạnh:
- Độ an toàn
- Tính kinh tế
- Phạm vi áp dụng
1. Độ an toàn:
- Khi được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện hành, kết cấu bê tông ULT có khả năng chịu tải giới hạn tương đương, thậm chí còn cao hơn một chút so với BTCT.
- Các thí nghiệm cho thấy dầm BTCT có độ võng đáng kể trước khi bị phá hoại, như vậy sẽ cho người sử dụng những cảnh báo rõ rệt trước khi kết cấu bị phá hoại.
- Khả năng chịu tải trọng động, tải trọng lặp giữa hai loại vật liệu là tương đương
- Do hạn chế được vết nứt và sử dụng bê tông chất lượng cao nên khả năng chống ăn mòn cả bê tông ULT là cao hơn BTCT, nhưng một khi đã xuất hiện vết nứt thì quá trình ăn mòn cốt thép trong bê tông ULT sẽ diễn biến nhanh hơn
- Thép cường độ cao nhạy cảm với nhiệt độ lớn hơn so với cốt thép thường nên bê tông ULT có khả năng chịu lửa hạn chế hơn, tuy nhiên do cáp dự ứng lực thường được bố trí theo dạng cong nên tại một số vị trí trên cấu kiện, bê tông ULT có ưu thế hơn về lớp bê tông bảo vệ
- Do có cường độ vật liệu cao hơn, tiết diện thanh mảnh hơn. Kết cấu bê tông ULT đòi hỏi phải được chú ý nhiều hơn trong các khâu thiết kế, thi công và lắp dựng.
- Tuổi thọ của kết cấu bê tông ULT không thua kém so với BTCT
2. Tính kinh tế:
- Để chịu được cùng 1 tải trọng, bê tông ULT sử dụng 1 khối lượng bê tông và thép ít hơn do sử dụng được cấu kiện thanh mảnh, giảm trọng lượng bản thân nên bê tông ULT tiết kiệm được vật liệu cho các bộ phận kết cấu khác như móng, cột,…với cấu kiện đúc sẵn điều đó làm giảm chi phí vận chuyển và lắp dựng
- Tuy nhiên vật liệu cường độ cao sẽ có giá thành đơn vị cao hơn, mặt khác bê tông ULT lại sử dụng nhiều thiết bị chuyên dụng như neo, cáp, vữa,…việc gia công, chế tạo cốp pha phức tạp hơn.
- Chi phí thiết kế, giám sát thi công, chi phí nhân công cho một đơn vị khối lượng công việc cũng cao hơn. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ của nhà thầu mà khối lượng công việc phát sinh cũng có thể nhiều hơn
- Nói chung bê tông ULT tỏ ra có hiệu quả kinh tế hơn cho kết cấu nhịp lớn, chịu tải trọng nặng, các cấu kiện điển hình được thi công hàng loạt và cấu kiện đúc sẵn hoặc kết cấu liên hợp
3. Phạm vi áp dụng:
- Nhờ việc sử dụng vật liệu cường độ cao, bê tông ULT thích hợp với kết cấu nhịp lớn, chịu tải trọng nặng. Do có thể sử dụng tiết diện thanh mảnh nên kết cấu bê tông ULT đáp ứng được các yêu cầu mỹ quan
- Bê tông ULT cũng phù hợp với cấu kiện đúc sẵn hơn do có trọng lượng nhỏ hơn.